1. Nội dung đáng sợ

– Phụ nữ sau sinh rất nhạy cảm. Sau khi trông thấy hoặc nghe thấy những gì đáng sợ, họ sẽ luôn bị ám ảnh điều đó sẽ xảy ra trực tiếp đối với họ. Và sau đó họ không thể loại bỏ nó ra khỏi tâm trí— đôi khi bị mắc kẹt trong đó và khiến họ cảm thấy khủng bố không ngừng. 

- Tốt nhất bạn nên để mình tiếp xúc nhiều hơn với những hình ảnh tích cực để những suy nghĩ buồn bực không có cơ hội xâm nhập vào tâm trí bạn.

- Tránh những bộ phim kinh dị, những bộ phim truyền hình đáng sợ hoặc quá chân  thậtị. Đừng xem quá nhiều tin tức, và đừng lướt internet một cách cẩu thả. Hãy có sự chọn lọc về những trang web bạn truy cập và những diễn đàn thảo luận nào bạn tham gia.

2. Cuộc sống được lên lịch quá tỉ mỉ

Bạn phải cân nhắc một điều rằng: Có thực sự cần phải hoàn thành tất cả ngay bây giờ không?Hay sức khỏe của bạn mới là thứ quan trọng hơn? Một ngôi nhà đẹp đẽ, giỏ đựng quần áo trống rỗng và máy rửa bát, bữa ăn ba món và năm lớp học dành cho mẹ và bé khác nhau là không cần thiết. Bạn càng vẽ ra quá nhiều thứ, bạn càng tạo áp lực cho bản thân khi không thể làm tất cả một cách hoàn hảo. Và tin tôi đi, bạn không thể làm được tất cả.

3. Sự chần chừ

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy khi sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ không được điều trị thì con cái của họ có thể bị ảnh hưởng về lâu dài. Ví dụ, những em bé có mẹ bị lo âu không được điều trị trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh non cao gấp đôi. Sinh non có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và chậm phát triển.

Không có lý do chính đáng để trì hoãn nếu bạn bị ốm, trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Đừng chần chừ. Tôi biết bạn đang sợ hãi, nhưng điều quan trọng là phải liên hệ với bác sĩ và cho họ biết chuyện gì đang xảy ra

4. Tự điều trị mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Trừ khi bạn tốt nghiệp trường y khoa và đã thực hành, nếu không bạn không nên tự chẩn đoán. Nếu cảm thấy mình đã bị rối loạn lo âu, hãy tìm một chuyên gia để ctư vấn. Và hãy thảo luận mọi điều với họ chứ đừng tự ý làm theo bản năng.