Tại sao chúng ta giữ nhiều bí mật
Tất cả chúng ta đều ẩn chứa những bí mật. Có những bí mật khủng khiếp và xấu xa, có những bí mật lại vụn vặt và bình thường.
Những điều chúng ta không nói với người khác
Không có gì lạ khi bạn đang giữ một bí mật ngay bây giờ. Trên thực tế, như hầu hết mọi người, bạn có thể đếm được khoảng một tá thông tin cá nhân mà bạn chưa bao giờ chia sẻ với bất kỳ ai và có thể là sẽ không bao giờ. Đó có thể là tình một đêm với một người lạ, hoặc có lẽ bạn đã từng gây một tội nhỏ và bỏ đi.
Có 36 bí mật phổ biến được các nhà nghiên cứu xác định và một người bình thường giữ khoảng 12 bí mật trong số đó. Một số bí mật có hại vì chúng gợi lên sự xấu hổ , nhưng một số khác có thể mang lại sức mạnh cho bạn. Hiểu rõ lý do giữ bí mật có thể giúp bạn tránh suy ngẫm về điều đó.
Bí mật là cố ý giữ vấn đề riêng tư của một hoặc nhiều người. Giữ bí mật thường có thể có hại về lâu dài, cả về thể chất và tâm lý. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học Michael Slepian và Alex Koch, không phải việc giữ bí mật làm tổn thương chúng ta; thay vào đó, việc ngẫm nghĩ, bận tâm về nó sẽ gây hại cho bạn.
Mọi người giữ những bí mật gì?
Không phải tất cả bí mật đều xấu xa. Nhiều người giữ kín các quan điểm chính trị và tôn giáo của mình, đặc biệt là khi họ tin rằng không ai khác sẽ đồng thuận với họ. Một số người che giấu tài chính của họ, cho dù họ có nhiều hơn hay ít hơn so với những gì người khác nghĩ.
Một nghiên cứu tiết lộ rằng những bí mật mà mọi người thường giữ có thể được chia thành các loại cơ bản. Bao gồm nhiều vấn đề: từ việc ngoại tình đến không hài lòng trong công việc, từ ham muốn lãng mạn đến hành vi phạm tội, và từ trải nghiệm đau thương đến việc theo đuổi một sở thích bất thường.
Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia sắp xếp 36 bí mật chung thành nhiều nhóm tùy thích. Bằng cách phân tích các nhóm mà mọi người đã thực hiện, các nhà nghiên cứu chia ra ba loại bí mật:
Trái đạo đức: Một số bí mật liên quan đến hành vi mà mọi người, bao gồm cả người giữ bí mật, bị coi là trái đạo đức. Ví dụ như bí mật đó ẩn chứa nhiều hành vi trái pháp luật như làm hại người khác, trộm cắp hoặc các hành vi bất hợp pháp khác. Hoặc những bí mật khác chẳng hạn như tham vọng, sở thích hoặc cảm giác bất mãn trong công việc.
Sự kết nối: Mọi người thường giữ bí mật về các mối quan hệ thân thiết của họ. Ví dụ về những bí mật ở khía cạnh quan hệ là ham muốn lãng mạn, ngoại tình và các hành vi tình dục nói chung
Insight: Trong cuộc sống công việc, chúng ta thường phải bảo mật những thông tin nhất định. Chúng ta hiểu rõ ràng lý do tại sao chúng ta giữ những bí mật này.
Cách giữ bí mật mà không làm tổn thương người khác
Nên hiểu một điều rằng, bí mật chủ yếu làm tổn thương những người đang giữ nó vì họ luôn bận tâm về nó, Slepian và Koch đề xuất rằng việc hiểu được lý do gì khiến bạn giữ bí mật có thể giúp bạn giảm lo âu về nó. Để đạt được mục tiêu này, cả hai đã nghĩ ra một bài tập đơn giản, họ đã thử nghiệm nó trên 300 người tham gia. Đối với mỗi bí mật mà họ nắm giữ, các đối tượng được yêu cầu xem xét ba vấn đề sau đây:
Bí mật này không gây hại cho bất kì ai.
Bí mật này bảo vệ ai đó. Tôi biết.
Tôi có sự hiểu biết tốt về bí mật này.
Những người thực hiện bài tập này hàng ngày cho biết họ ít phải suy ngẫm về bí mật của mình và điều này nhìn chung khiến tâm trạng của họ tốt hơn trong những tuần sau đó. Kết quả này cho thấy rằng: khi bạn hiểu được rõ ràng lí do bạn giữ bí mật, bạn sẽ không còn muộn phiền về nó. Tất cả chúng ta đều có những thông tin cá nhân mà chúng ta không muốn chia sẻ với người khác. Miễn là chúng ta hiểu rõ lý do giữ bí mật, chúng ta có thể giữ mình không rơi vào vòng xoáy tai hại của việc nghĩ đi nghĩ lại về điều nó.